Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản: Biểu tượng truyền thống

Thông qua 1 cuộc khảo sát, Geisha và Ninza là người dường như khách du lịch nước ngoài muốn gặp nhất khi đến tham quan Nhật Bản. Trong bài này, Chúng tôi xin giới thiệu 1 số biểu tượng truyền thống trong đời sống văn hóa Nhật Bản.

Gia huy

Gia huy của các gia đình ở Nhật Bản khởi đầu vào thời kỳ Heian (794 – 1185) khi các gia đình quý tộc sử dụng các loại hoa và cây Họ yêu thích in lên trang phục hoặc khắc lên xe kéo. Sau đó, các Võ tướng bắt đầu đưa việc sử dụng các gia huy với thiết kế đối xứng hình học cho các lá cờ của quân đội để phân biệt đồng đội và quân địch trên chiến trường. Từ thời Edo (1603-1868) trở đi, những người nắm quyền lực và các diễn viên Kabuki đã bắt đầu sử dụng gia huy cho bản thân mình, nhưng phải đến thời Meiji (1868-1912) thì các gia đình bình dân đưa vào sử dụng rộng rãi. Ngày nay, cũng có những người mặc các trang phục in gia huy của gia đình mình trên đó. Người ta cho rằng hiện tại ở Nhật Bản có hơn 10.000 mẫu gia huy, nhưng mẫu gia huy hoa cúc 16 cánh là mẫu duy nhất được đặc biệt dành cho Hoàng gia Nhật Bản.

Mèo may mắn Maneki-Neko

Maneki Neko là một bức tượng gốm có hình dạng một con mèo được đặt ở lối vào của các nhà hàng hoặc cửa hàng. Đây là con Mèo được cho là để mời khách và đem đến cho gia chủ tiền tài khi trưng nó. Với lý do đó, Maneki-neko được khắc họa với hình dáng một chân đang đưa lên vẫy khách và tiền tài vào. Có 2 loại Manekine-ko, loại giơ bàn chân phải được cho là mời mọc sự phú quý và loại giơ bàn chân trái được cho là mời chào khách.

Bảy vị thần may mắn Shichifukujin

Shichifukujin là 7 vị thần may mắn cùng đi trên 1 con thuyền làm bằng ngọc chở hạnh phúc đến cho mọi người. 7 vị thần này bao gồm các vị thần trong tín ngưỡng của Nhật bản và các vị thần trong tín ngưỡng của Ấn Độ. Vị thần tên Daikokuten với biểu tượng đứng trên một túi gạo, tay cầm một cái búa và một cái túi lớn được cho là Thần nông. Vị thần Ebisu với biểu tượng cầm cần câu được cho là Thần ngư nghiệp và Thần tài. Tín ngưỡng về 7 vị thần may mắn bắt đầu xuất hiện từ thời Muromachi (1336-1573) và được truyền bá mạnh mẽ vào thời Edo (1603-1868). Ngày nay, cũng có rất nhiều người đến cúng tại các đền thờ 7 vị thần may mắn này trong năm mới.

Quỷ

Trong trí tưởng tượng của mọi người, Quỷ được cho là hóa thân của các điều ác và xuất hiện trong văn hóa Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8 ghi lại trong sách cổ Kojiki. Theo thời gian con người tự sáng tạo ra các hình tượng của quỷ dựa theo cách suy nghĩ của mình. Hình tượng của Quỷ tại Nhật Bản là có khuôn mặt đáng sợ, đầu sừng và miệng có nanh, quấn quanh thắt lưng là 1 tấm da hổ. Trong các câu chuyện dân gian như Momotaro thường hay có nhân vật quỷ xuất hiện. Ngày nay từ “oni" còn ám chỉ cho những người không có lòng từ bi.

Địa tạng Bồ tát Jizo

Jizo là tượng những vị địa tạng bồ tát được nhìn thấy nhiều nhất ở Nhật Bản. Jizo được cho là vị Bồ tát cứu rỗi tất cả chúng sinh trong thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sanh. Jizo cũng được tin là hộ mệnh cho trẻ em, cũng như bảo vệ các vong linh của trẻ em hoặc bào thai chết yểu nên những tín đồ phật giáo tại Nhật Bản thường thêu những chiếc mũ len màu đỏ đọi vào đầu hoặc các chiếc yếm dãi đeo vào các bức tượng Jizo ở Chùa hoặc các nơi thờ tự.

Bồ đề Đạt ma Daruma

Daruma là tượng của 1 con búp bê lật đật mô phỏng hình dáng của Đạt ma, nhà Sư sáng lập ra trường phái Thiền tông của Phật giáo Ấn Độ. Hình ảnh thường thấy về Daruma là ngài ngồi thiền quay mặt vào bức tường ròng rã trong suốt 9 năm. Theo truyền thuyết ghi lại, do giữ vững mãi 1 tư thế ngồi trong thời gian dài nên Daruma đã bị tê liệt chân tay sau khi giác ngộ. Vì vậy hình ảnh của Daruma được khắc không có tay chân. Tại Nhật Bản, khi ước một điều gì đó người ta thường mua tượng Daruma về để cầu nguyện mong cho mình có thể chịu đựng được tất cả gian nan thử thách mà không bỏ giữa chừng như tinh thần không ngã quị của Daruma trong hình dáng của con lật đật. Con lật đật Daruma khi mua vẫn chưa được vẽ mắt. Người mua về sẽ vừa thực hiện điều ước vừa vẽ vào 1 con mắt của tượng Daruma và khi điều ước đó thành hiện thực sẽ vẽ tiếp vào con mắt còn lại để hoàn thành bức tượng.

Kỹ nữ Geisha

Geisha trong tiếng Nhật có nghĩa là “nghệ sỹ", là người phụ nữ học tập, kế thừa, trình diễn các loại hình nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản như múa, hát, chơi nhạc cụ và pha trà đạo. Ngày nay, việc trở thành Geisha là do phụ nữ tự chọn và dấn thân vào con đường này. Những người được huấn luyện để chính thức trở thành Geisha sẽ là những người kế thừa nghệ thuật truyền thống của Nhật nên Họ rất được tôn trọng. Hiện nay, số lượng geisha đã giảm đi nhiều, nhưng ở Kyoto vẫn còn nhiều geiko (người đã thành thục) và maiko (những người đang học để trở thành Geisha). Cuốn sách viết về Geisha với tựa đề là “Sayuri" của nhà văn Arthur Golden đã tạo ra kỷ lục best-seller tại Mỹ, sau đó tiếp tục gây ra làn sóng tìm hiểu và thưởng thức nghệ thuật Geisha tại Nhật .

Ninja

Khi nói về Ninja trong tiếng Nhật, người ta thường hiểu đây là những người giỏi che giấu hoặc ngụy trang. Trong lịch sử, Ninja là những tồn tại độc lập, Họ sống trong những ngôi làng khép kín tại miền quê hoặc vùng núi và rất đoàn kết, Họ được đào tạo đặc biệt và làm việc như những điệp viên và sát thủ bí mật. Ninja thường được các gia đình quyền quý, giàu có thuê và nhận nhiệm vụ bí mật thu thập thông tin và ám sát kẻ thù của họ. Vào thời thịnh hành nhất có hơn 70 trường học và nổi tiếng là 2 trường phái Iga và Koga. Tuy nhiên, từ sau khi bước vào thời Mạc phủ Edo thì Nhật Bản trở nên hòa bình và Ninja cũng tự thoái hóa theo thời gian. Ngày nay, người ta chỉ còn thấy được các kỹ thuật sử dụng shuriken (ám khí) và Kusarigama (dây xích nối với liềm) của Ninja chiến đấu với kẻ thù, sử dụng nhẫn thuật để biến mất như làn khói hoặc đi trên mặt nước trong các bộ phim cổ trang trên truyền hình.