Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản: Cách suy nghĩ về vấn “Tinh thần”

Khi đến Nhật Bản du lịch, nếu may mắn bạn sẽ bắt gặp cảnh người Nhật dọn vệ sinh và thanh tẩy cho ngôi nhà của mình vào lúc sáng sớm. Đây có thể là một tập quán xuất phát từ tín ngưỡng tránh sự ô uế của Thần Đạo và cũng có thể là biểu hiện của “tinh thần xấu hổ" tránh va chạm vào các vật dơ bẩn xung quanh mình.

Tinh thần Wabi và Sabi

Tinh thần Wabi hoặc Sabi là 1 trong những ý thức thẩm mỹ cao cấp nhất trong nghệ thuật truyền thống Nhật Bản. Theo Sennorikyu, người đã đưa việc uống Trà lên thành Trà Đạo vào thế kỷ 16 thì Wabi là ý thức cần hướng đến để đưa cảm giác thẩm mỹ đến mức cao nhất. Vì vậy, Sennorikyu đã thiết kế phòng trà của mình bằng các dụng cụ trà đào và đồ trang trí phù hợp với giá trị thẩm mỹ của tinh thần wabi. Tinh thần wabi biểu hiện cho trạng thái phiêu diêu tự tại trong không gian lắng đọng, bỏ qua sự trang hoàng giả tạo xa hoa. Tinh thần Sabi lại khác, nó thể hiện cho cảm tính đã thành thục và kèm theo là sự minh triết và có chút hiu quạnh mà đại diện của tinh thần này là nhà thơ nổi tiếng Basho Matsuo (1656-1715) và các tác phẩm của Ông.

Nói thẳng Honne và nói khéo Tatemae

Honne là cách nói thành thật theo đúng suy nghĩ và cảm nhận của bản thân, Tatemae là cách nói tốt theo ý người đối thoại muốn mà hấu như không theo suy nghĩ của bản thân. Tại một quốc gia có diện tích địa lý nhỏ, các công việc nông nghiệp cần phải có sự hợp tác chia công với mọi người trong khu vực như Nhật Bản thì, đôi khi mọi người không thể nói thẳng suy nghĩ của mình để duy trì sự hài hòa với cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, đôi khi thái độ biểu hiện này của người Nhật thường bị người nước ngoài cho là không trung thực và dẫn đến hiểu lầm.

Xấu hổ

Nhà nhân chủng học Ruth Benedict nói rằng ở phương Tây có “văn hóa tội lỗi" và Nhật Bản có “văn hóa xấu hổ". Ý thức tội lỗi dựa trên các tiêu chuẩn luân lý bên trong nội tâm, ngược lại cảm giác xấu hổ dựa trên các tiêu chuẩn luân lý bên ngoài. Cách suy nghĩ về tiêu chuẩn đạo đức như trên của người Nhật được hình thành vào thời samurai do việc Họ coi trọng hình thức bề ngoài hơn là tính mạng của chính mình. Ngày nay, cụm từ “mất mặt" cũng rất được thường xuyên sử dụng khi làm điều gì đó xấu hổ trước công chúng.

Nghĩa lý và nhân tình

Nghĩa lý là phạm trù nghĩa vụ mang tính đạo đức xã hội và nhân tình là những cảm tình mang tính chất tự phát. Để giữ nghĩa lý, cho dù bản thân có gặp các việc bất lợi đi chăng nữa thì Họ vẫn hết sức giúp đỡ người mình đã mang ơn và làm mọi việc do người đó nhờ. Nghĩa lý và nhân tình đều là những chuẩn mực không thể thiếu khi sống và làm việc ở Nhật Bản để duy trì mối quan hệ giữa người và người một cách suôn sẻ. Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa lý hoặc nhân tình này đôi khi phải đối mặt với tình huống phải hy sinh 1 trong 2 vấn đề để hoàn tất cho việc trả ơn này.

Ý thức nhóm

Tiến sĩ Edwin Reischauer, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản chỉ ra rằng ý thức nhóm của Nhật Bản có liên quan đến văn hóa nông nghiệp của Nhật Bản. Bởi vì, việc làm theo nhóm hỗ trợ chia công qua lại rất quan trọng khi canh tác trồng lúa. Tuy nhiên, thế hệ người Nhật trẻ ngày nay do lớn lên trong xã hội công nghiệp, chịu ảnh hưởng chủ nghĩa cá nhân của phương Tây và chứng kiến ​​sự sụp đổ của chế độ tuyển dụng vĩnh viễn nơi rất coi trọng việc làm việc theo nhóm, nên ý thức nhóm của Họ đã không còn nhiều như thế hệ đi trước.

Võ sĩ đạo – Bushido và mổ bụng Seppuku

Bushido là một chuẩn mực đạo đức lan rộng giữa các samurai từ thời Kamakura (1185-1333) đến thời Edo (1603-1868). Bushiddo được khích lệ đến việc truy cầu võ đạo, lòng trung thành đến các Quân chủ, chính nghĩa, tinh thần xấu hổ, danh dự và sự giản dị. Ở các Bushido, ý thức chết trong danh sự có 1 ý nghĩa rất thiêng liêng cao quý. Seppuku là một phương pháp tự sát để mổ bụng của mình theo nghi lễ võ đạo của Nhật. Nó thường được thực hiện khi một người phải chịu trách nhiệm cho hành vi của chính mình gây ra và Họ tự nhận sự trừng phạt này cho bản thân mình.