Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản : Nghệ thuật – nghệ thuật sân khấu 1

Những loại hình nghệ thuật, nghệ thuật biểu diễn mang tính chất tinh thần cao của Nhật như Thiền đã trở thành một loại hình văn hóa thu hút lớn người nước ngoài muốn được tìm hiểu. Ngoài những nghệ thống truyền thống như cắm hoa, trà đạo hay thư pháp, hiện nay nghệ thuật đánh trống của Nhật cũng được rất nhiều người tìm hiểu và mong muốn được trải nghiệm.

Kabuki

Nói đến nghệ thuật sân khấu của Nhật Bản thì Kabuki là loại hình nghệ thuật được nhiều người trên thế giới biết đến. Kabuki được cho là bắt đầu tại Kyoto và do một người tên là Okuni, người trước đó đã từng là Vu Nữ (người thực hiện việc dâng hương, cúng bái trong các đền thờ) tại Đền Izumo-taisha sáng tạo ra. Tuy nhiên, ngay sau khi môn nghệ thuật Kabuki của nàng Okuni được hâm mộ và trở nên nổi tiếng thì rất nhiều cô gái làng chơi cũng bắt chước múa theo để thu hút khách hàng đến mua vui. Vì lý do trên, chính quyền phong kiến đương thời lo sợ đến ảnh hưởng xấu đến vấn đề đạo đức xã hội đã cấm phụ nữ tham gia vào loại hình nghệ thuật Kabuki này. Cho đến ngày nay, loại hình nghệ thuật Kabuki này chỉ có đàn ông tham gia và các vai nữ cũng sẽ do đàn ông thực hiện bởi những người đàn ông được gọi là Onnagata. Kabuki là một nghệ thuật sân khấu toàn diện bao gồm cả âm nhạc, nhảy múa và diễn xuất. Sân khấu Kabuki được thiết kế rất công phu và có thể quay tròn nên cho phép thay đổi cảnh diễn rất nhanh mà không cần hạ màn để thay đổi hậu cảnh và diễn viên cuãng có thể xuất hiện trực tiếp từ ngay phía dưới sân khấu. Ngoài ra, giữa hàng ghế ngồi của khán giả có thiết kế con đường hoa để diễn viên ra và vào sân khấu tạo hiệu quả thân thiết và gần gũi cả ngay khi trước và sau khi biểu diễn. Cách trang điểm gương mặt độc đáo của các vai diễn được gọi là Kumadori. Diễn viên sẽ luôn trang điểm rất dày và đậm để thể hiện rõ tính cách và tạo ấn tượng cho nhân vật do mình phụ trách.

Vũ đạo Nhật Bản

Nói về vũ đạo truyền thống của Nhật Bản sẽ có nhiều người liên tưởng đến Kabuki. Tuy nhiên, Nhật Bản có 3 loại vũ đạo truyền thống, 1 gọi là “mai" chủ yếu chuyển động theo vòng trên một mặt phẳng, 2 gọi là “Odori" thể hiện các động tác nhảy lên xuống và 3 là “Furi” thể hiện trạng thái cảm xúc và các tình huống muốn thể hiện. “Mai” thì đã có từ lâu đời trước “Odori”, các điệu múa trong các đền thờ (Kaguramai) hoặc các điệu múa đeo mặt nạ trong cung đình “gọi là Noh” là điển hình đại diện của vũ đạo này. Ngược lại, “Odori” được lấy cảm hứng từ Kabuki và “Furi” được tạo ra bởi các “Onnagata” của Kabuki khi Họ cố tìm cách biểu hiện các nhân vật mình diễn. Ngày nay có hơn 100 trường phái vũ đạo bao gồm Fujima, Bando và Hanayagi … hầu hết trong số đó được sáng tạo bởi các diễn viên và biên đạo múa Kabuki trong thế kỷ 19.

Noh

Noh là nghệ thuật sân khấu lâu đời nhất của Nhật Bản và cao trào thịnh hành của nó diễn ra ở thế kỷ 14. Noh rất được sự ủng hộ của Yoshimitsu Ashikaga, vị tướng quân đời thứ ba của Mạc phủ Muromachi, người vô cùng ấn tượng với nét đẹp huyền ảo và sâu thâm của bộ môn nghệ thuật này. Nhiều kịch bản Noh liên quan đến các khía cạnh bi quan của cuộc sống và được kể lại trong các bài hát được gọi là Utai. Các nghệ sỹ biểu diễn thường mặc trang phục Nishikori hoa lệ, đeo các mặt nạ gỗ được chạm khắc tinh xảo các nhân vật sẽ xuất hiện là phụ nữ trẻ, phụ nữ già và ác quỷ. Bằng cách dùng mặt nạ gỗ che giấu biểu cảm của mình, tùy vào các động tác bị khống chế trong 1 khuôn mẫu đã được mặc định sẵn, Nghệ sỹ sẽ tạo ra một thế giới phi thực tế độc đáo của Noh và thu hút khán giả.

Kyogen

Kyogen là nghệ thuật sân khấu hài kinh điển có cùng kỷ nguyên ra đời với Noh. Nhiều bản kịch Noh và Kyogen nổi tiếng đã được Kanami và Zeami viết vào thế kỷ 14. Ban đầu, Kyogen đã được diễn trong các tác phẩm Noh, nhưng ngày nay nó thường được thực hiện độc lập. Thông thường, các tác phẩm Noh sẽ mô tả các khía cạnh nghiêm trọng và bi quan của con người, nhưng ngược lại Kyogen lại tập trung vào các khía cạnh lạc quan và hài hước.

Nghệ thuật rối Bunraku

Bunraku là nghệ thuật múa rối Nhật Bản đã rất thịnh hành ở thế kỷ 17. Các con rối có chiều dài trung bình từ 1 đến 1,5m. Ba người mặc trang phục màu đen, che giấu khuôn mặt của mình bằng những miếng mạng màu đen để điều khiển 1 con rối. Kịch bản của Bunraku được thể hiện dựa qua cách kể chuyện trên nền âm nhạc gọi là joruri và tấu kèm theo là một nhạc cụ dây có tên là shamisen.