Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản: Các loại hình nghệ thuật 3

Ở Nhật có nhiều loại hình nghệ thuật mang tính chất tinh thần cao như Thiền và điều này đã tạo ra sức hấp dẫn rất mãnh liệt đối với người nước ngoài khi muốn tìm hiểu văn hóa của quốc gia này. Lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu nghệ thuật hội hóa độc đáo của Nhật như hội họa phong cách Nhật, tranh ukiyo-e, thư pháp, và 2 loại thơ haiku và tanka.
Hội họa

Hội họa của Nhật phát triển từ thời kỳ Heian và dần dần đã tạo ra được phong cách vẽ đặc trưng của riêng mình. Loại tranh thủy mặc với 2 sắc màu đen trắng cũng được truyền bá rộng rãi và trở nên thịnh hành trong thời kỳ Muromachi. Loại tranh bích họa vẽ lên tường hoặc các cánh cửa lại được phát triển từ thời đại Momoyama và kéo dài sự hưng thịnh của mình tới thời kỳ Edo. Các bức tranh của Nhật Bản thường được vẽ trên giấy lụa hoặc giấy Nhật và dùng các loại bột màu làm từ vỏ xò hoặc chỉ dùng than để vẽ tranh thủy mặc.
Tranh Ukiyoe

Ukiyoe là một loại tranh nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ Edo. Với kiểu vẽ cảnh sắc như ở 1 thế giới khác và trong không gian 2 chiều của các bức họa Ukiyoe đã gây ảnh hưởng đến nhiều họa sĩ châu Âu, đặc biệt là các họa sĩ trường phái ấn tượng như Van Gogh. Các họa sĩ Ukiyoe điển hình là, Kitagawa Utamaro được biết đến với những bức tranh vẽ mỹ nhân, Higashisusai Sharaku với những bức tranh chân dung vẽ theo phong cách cường điệu về các diễn viên Kabuki và các lực sỹ sumo, Hiroshige Ando và Hokusai Katsushika được biết đến với những bức tranh phong cảnh. Để hoàn thành được 1 bức tranh Ukiyoe cần phải có sự hợp tác hoàn hảo của một họa sĩ, nghệ nhân khắc bản vẽ và nghệ nhân in bản vẽ đó. Trong những năm gần đây, những người theo nghề vẽ tranh Ukiyo-e ngày càng ít nên việc tìm kiếm những nghệ nhân để phát triển loại tranh này trở nên hết sức khó khăn.
Thư pháp

Thư pháp là môn nghệ thuật dùng bút lông và mực than để viết chữ. Bằng cách di chuyển ngòi lông đã nhúng mực 1 cách tự nhiên, điều chỉnh độ to nhỏ đậm nhạt của nét chữ, Nghệ sỹ thư pháp có thể phản ánh tinh thần, triết lý nhân sinh quan của mình qua từng con chữ, vẽ bức tranh tâm hồn của mình vào thời khắc đó. Ngày nay, những cây bút lông dùng trong việc viết thư pháp, ngoài lúc viết thiệp gởi tặng ngày Tết thì hầu như không được sử dụng rộng rãi nữa.
Thơ Haiku
Với 17 âm tiết và được ngắt thành 3 đoạn 5,7,5 thì Haiku được cho là thể thơ cố định âm tiết ngắn nhất trên thế giới. Người ta nói rằng hình thức ban đầu của haiku được tạo ra từ thời Muromachi và phong cách hiện tại là được định hình trong thời kỳ Edo. Thơ Haiku mặc dù ngắn và có một số quy tắc khi sáng tác, nhưng các nhà thơ vẫn thận trọng chọn từng con chữ phù hợp số âm tiết để truyền tải 1 cách tinh tế về cảm xúc của con người và thiên nhiên. Ngoài ra, những bài haiku bắt buộc phải có 1 từ diễn tả 4 mùa xuân hạ thu đông nên các bài thơ luôn tạo cho người đọc liên tưởng đến các cảm xúc và cảnh sắc thiên nhiên vào lúc đọc thơ. Ngày nay, nhiều bài thơ haiku được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau và được sử dụng làm tài liệu giảng dạy trong các trường học ở nước ngoài.
Thơ Tanka [đoản ca]
Tanka cũng là thể loại thơ cố định âm tiết cổ xưa nhất ở Nhật Bản. Tuyển tập thơ Manyoshu nổi tiếng và được cho là lâu đời nhất Nhật Bản được biên tập vào thế kỷ thứ 8. Một bài thơ Haiku bao gồm tổng cộng 31 âm tiết và được chia ra thành 5 đoạn 5, 7, 5, 7, 7. Cũng như thơ haiku, điều quan trọng nhất khi làm thơ là chọn các từ ngữ tối ưu nhất để truyền tải tình yêu và những cảm xúc sâu sắc của con người mà không phá vỡ trật tự cố định của luật thơ.