Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản: Thể thao

Sumo rất được người nước ngoài yêu chuộng, thậm chí việc xuất hiện nhiều khán giả người nước ngoài thưởng thức Sumo tại Nhà thi đấu Quốc Gia của Nhật bản cũng không còn là vấn đề lạ. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu 1 vài môn môn thể thao được yêu thích tại Nhật Bản.

Môn đấu vật Sumo

Vào thời cổ đại Nhật Bản, Sumo được tiến hành như 1 nghi thức cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu. Từ thời kỳ Edo trở đi, bắt đầu có những lực sỹ Sumo chuyên nghiệp, chuyên đi thực hiện các nghi thức cầu nguyện cho các Đền và Chùa. Cho đến năm 1909 thì Sumo được chọn trở thành môn thể thao quốc gia. Trong môn đấu vật sumo, 2 lực sỹ sẽ chỉ đóng khố và thi đấu trong 1 võ đài có đường kính 4,5 mét. Cuộc thi đấu sẽ diễn ra cho tới khi 1 trong 2 lực sỹ, trừ phần chân ra, cơ thể bị chạm xuống đất hoặc té ra khỏi võ đài thi đấu. 1 đợt thi đấu Sumo sẽ diễn ra 15 ngày và 1 năm sẽ tổ chức 6 lần, 3 lần tại Tokyo, Nagoya, Osaka và Fukuoka các nơi sẽ tiến hành 1 lần.

Judo

Judo là môn thể thao truyền thống nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Vào năm 1882, Ông Kano Jigoro người thiết lập ra tổng hành dinh của Judo gọi là Kodokan, đã phát triển và đưa môn võ thuật truyền thống này thành môn thể thao quốc tế như ngày nay. Judo có nghĩa là Nhu Đạo, nó dạy cho người học cách đánh bại đối thủ to lớn hơn mình bằng việc việc lợi dụng chính sức mạnh và trọng lượng của đối thủ gọi là “lấy nhu thắng cương". Các đòn chính của Judo thường là “quật ngã" hoặc “khóa tay chân". Mục tiêu của judo muốn hướng tới là rèn luyện tinh thần và thể xác của một người thay vì đánh bại người khác. Màu sắc của các đai lưng trong trang phục của Judo thể hiện thứ hạng của người luyện tập, cấp thấp nhất là đai trắng, kế tiếp là đai nâu, từ sơ đẳng đến 5 đẳng đai đen, từ 6 đẳng đến 8 đẳng là màu đỏ và trắng, 9 đến 10 đẳng là màu đỏ. Kể từ Thế vận hội Tokyo năm 1964, Judo nam đã trở thành môn thi đấu chính thức của thế vận hội và được phân chia theo hạng cân. Judo nữ cũng đã trở thành môn thi đấu chính thức của thế vận hội vào năm 1992. Judo là môn võ thuật của Nhật Bản được giới thiệu ra nước ngoài sớm nhất và cho đến năm 2010, có 200 quốc gia và khu vực đã gia nhập vào Liên đoàn Judo quốc tế.

Kendo-Kiếm đạo

Kendo được phát triển vào thời Edo và là một võ kỹ bất cứ võ sỹ samurai nào cũng theo đuổi luyện tập. Kendo không chỉ chú trọng về mặt kỹ pháp mà còn rất coi trọng về việc huấn luyện tinh thần. Trong các trận đấu Kendo, 2 đấu thủ mặc trang phục có dụng cụ bảo vệ và sẽ đấu bằng kiếm được làm bằng tre gọi là Shinai. Khi giao đấu, việc phân chia thắng thua giữa 2 đấu thủ sẽ tính bằng điểm số và điểm sẽ được tính khi chém vào phần bảo vệ của mặt, thân, tay hoặc khi đâm kiếm vào cổ họng trên trang phục thi đấu của đối thủ.

Karate

Karate là môn võ huấn luyện tất cả các bộ phận của cơ thể trở người tập có thể trở thành vũ khí. Trong 1 trận đấu Karate, sẽ có 2 phần đấu khác nhau, 1 gọi “Kumite" và 1 gọi là “Kata". Khi thi đấu kumite, nếu phát ra một cú đánh hoặc đá hợp lệ vào đối thủ sẽ được tính điểm, nhưng phải dừng nó ngay khi để chạm vào cơ thể của đối phương. Khi thi đấu Kata, điểm số sẽ được tính thông qua việc biểu diễn kết hợp trình diễn các thế võ của Karate. Ngoài ra, trong karate, yếu tố tinh thần cũng rất được coi trọng.

Kyudo-Bắn cung

Kyudo là môn võ thuật bắn cung đã được phát triển từ thời Muromachi (1336-1573). Ở Nhật Bản, cung tên đã được sử dụng làm vũ khí và công cụ để săn bắn từ thời cổ đại, nhưng chúng đã không được sử dụng là vũ khí khi các loại súng, pháo, đạn được truyền vào Nhật vào thế kỷ 16 và từ đó chúng chỉ còn được coi là thú vui giải trí của các samurai. Ngày nay, nhiều người học Kyudo với mục đích rèn để rèn luyện tinh thần vì họ phải tập trung tâm trí, sức mạnh, hơi thở thật sâu để nhả tên bắn tới đích. Khoảng cách từ vặt đứng bắn cho đến tâm bắn là trên 28 mét cho cự ly ngắn và trên 60 mét cho cự ly dài.

Aikido-Không thủ đạo

Aikido là một môn võ độc đáo của Nhật Bản, sử dụng “khí" là loại năng lượng vô hình tồn tại trong thế giới tự nhiên và trong cơ thể con người thay cho vũ khí. “Khí" có thể được tạo ra bằng cách luyện tập các kỹ thuật hô hấp thích hợp. Một người đã thành thạo việc vận dụng khí này có thể nắm, vặn tay chân hoặc khớp của đối thủ và sử dụng lực của đối thủ để hạ gục hoặc ném họ ra xa. Aikido ngày càng trở nên được yêu thích hơn vì bất cứ ai cũng học được nó do bộ môn này không phân biệt giới tính hoặc tuổi tác.

Bóng chày

Vào năm 1871, sau khi một người Mỹ đưa môn bóng chày vào phổ biến và dạy tại Nhật thì hiện tại nó đã trở thành môn thể thao được yêu thích nhất ở Nhật Bản. Nhưng vào lúc mới được đưa vào chơi, các cầu thủ vẫn mặc đồ truyền thống là khố hoặc quần váy (Hakama) trong khi chơi mà không mặc đồng phục như bây giờ. Bóng chày chuyên nghiệp bắt đầu vào năm 1934, nhưng môn thể thao này lại được 6 trường đại học và các trường trung học cấp 3 của quốc gia đưa vào chơi và thi đấu sớm hơn. Hiện tại, môn bóng chày chuyên nghiệp của Nhật Bản có hai giải đấu là Central và Pacific, mỗi giải đấu sẽ có 6 sáu đội tuyển tham gia thi đấu. Vào cuối mùa giải, hàng loạt các trận đấu của 3 đội hàng đầu của 2 giải sẽ diễn ra ở các sân vận động trong nước để tranh giành vị trí đội bóng hàng đầu của Nhật Bản.

Thế vận hội

Tokyo đã được chọn là nơi tổ chức Thế vận hội Mùa hè và Paralympic của năm 2020, tuy nhiên đã bị hoãn đến tháng 7 năm 2021 do ảnh hưởng của virus coronav. Nhật Bản đã tham gia Thế vận hội Olympic kể từ năm 1912 khi tổ chức tại Stockholm Thủy Điển. Năm 1964, Nhật Bản cũng đã tổ chức Thế vận hội Mùa hè lần thứ 18 tại Tokyo và giành được 16 huy chương vàng cao nhất trong lịch sử Nhật Bản. Sau đó, đội tuyển Nhật Bản đã nỗ lực để giành huy chương trong các kỳ thế vận hội kế tiếp nhưng nhiều nhất vẫn là 7 huy chương vàng trong tổng số 38 huy chương tại Thế vận hội London 2012 và trở thành vị trí thứ 11 trên thế giới về tổng số huy chương.

Golf

Vào năm 1901, Golf đã được một thương nhân người Anh sống tại thành phố Kobe giới thiệu cho Nhật Bản và vào năm 1914 sân golf đầu tiên dành cho người Nhật đã được xây dựng. Vào năm 1970, một phong trào chơi golf bùng nổ giữa các doanh nhân và nó cũng lan rộng ra tới công chúng bình dân. Hiện tại, Nhật Bản có hơn 3.000 sân golf và dân số chơi golf có hơn 15 triệu người. Mặc dù môn thể thao này đã trở nên rẻ hơn sau thời kỳ kinh tế bong bóng của Nhật (1986-1991), nhưng nó vẫn là một môn thể thao tốn kém. Việc xây dựng các sân golf mới tại Nhật trở nên khó khăn hơn do có nhiều quy định khác nhau về vấn đề bảo vệ môi trường.

Bóng đá

Vào những năm 1960, đội tuyển Nhật Bản đã thể hiện rất xuất sắc trong các cuộc thi đấu tại Thế vận hội Tokyo và Thế vận hội Mexico, nên đã ​​gây ra sự bùng nổ phong trào chơi đá bóng ở Nhật Bản. Nhưng sau đó, đội tuyển Nhật Bản lại bị suy sụp, chơi yếu kém trong các trận thi đấu quốc tế kế tiếp. Hiện tại, Bóng đá lại trở nên thịnh hành hơn từ sau khi Nhật Bản tổ chức giải đấu cho các đội tuyển chuyên nghiệp với tên gọi J-League vào năm 1993. Hiện tại, Nhật có 18 đội trong nhóm J1 để thi đấu trong giải chuyên nghiệp giành Cup Quốc Gia. Năm 1998, lần đầu tiên Nhật tham dự World Cup trong sự kỳ vọng của nhiều người hâm mộ bóng đá và năm 2002 đã đồng tổ chức World Cup với Hàn Quốc.

Chạy Marathon

Marathons được tổ chức trên khắp Nhật Bản và số lượng vận động viên nghiệp dư ngày càng tăng lên rất nhiều. Tại Thế vận hội Tokyo 1964, Ông Kokichi Tsuburaya đã giành được huy chương đầu tiên cho Nhật Bản bằng môn thể thao này. Đối với bộ môn Marathon nữ, Cô Naoko Takahashi đã giành được huy chương vàng tại Thế vận hội Sydney 2000 và Cô Mizuki Noguchi cũng đã giành được huy chương vàng tương tự tại Thế vận hội Athens 2004.