Tìm hiểu cuộc sống Nhật Bản: Tôn giáo
Hầu như khách du lịch nước ngoài đều rất quan tâm đến tôn giáo của Nhật Bản. Ở nhiều nơi, Việc Thần Đạo và Phật Giáo cùng tồn tại và phát triển chung trong 1 khuôn viên thường gây ngạc nhiên cho nhiều người khi đến tìm hiểu.
Thần Đạo và Phật Giáo
Theo các số liệu thống kê gần đây, tín đồ Thần đạo là 170 triệu người, Phật tử 91 triệu và Kitô hữu 2,6 triệu. Điều thú vị là tổng số tín đồ của ba tôn giáo này lên tới 206 triệu người, nhiều hơn nhiều so với tổng dân số Nhật Bản. Từ con số này cho thấy, phần lớn người dân Nhật Bản đều theo cả Thần đạo và Phật giáo. Thần đạo và Phật giáo đã cùng tồn tại kể từ khi Phật giáo được truyền vào Nhật từ thế kỷ thứ 6, cũng có nghĩa là Thần đạo đối với các tôn giáo khác không có sự bài xích và luôn rộng mở đón nhận. Thần đạo là một tôn giáo cổ xưa của Nhật Bản lấy sự tôn thờ thiên nhiên làm căn nguyên. Thần đạo không có thần sáng tạo, giáo lý hoặc sách kinh, mà khái niệm trọng yếu nhất là sự thanh sạch của mỗi con người. Trong Thần đạo, cái chết là không thanh sạch nhất và bị coi là 1 điều cấm kỵ. Phật giáo dạy cách đạt đến sự giác ngộ, thoát khỏi đau khổ của cuộc sống và tiến vào cõi niết bàn. Cũng với lý do trên, hầu hết người Nhật thường hay đi Đền khi tiến hành các nghi thức liên quan đến đời này như viếng đền cầu an, Lễ cưới v.v… và sẽ đi đến Chùa để thực hiện các nghi thức liên quan đến đời sau như lễ tang v.v…
Cổng Torii
Torii là một cánh cổng biểu tượng của một ngôi đền Thần đạo, có cấu trúc bao gồm 2 cột dựng đứng và 2 thanh ngang song song kết nối vào 2 đầu của thnah đứng. Torii là vật biểu trưng cho ranh giới của khu vực thiêng liêng trong các gnooi đền. trong tiếng Nhật Torii có nghĩa là “nơi ở của Gà". Tương truyền, khi vị thần thái dương Amaterasu Omikami (Vị thần của Hoàng thất Nhật) trốn vào trong hang đá ở trên thiên đường, để tìm kiếm ngài, 8 triệu vị thần đã bắt những con gà gáy vang để đánh thức ngài dậy. Torii chính là cành cây các con gà đã đậu khi gáy vang trong truyền thuyết này.
Shimenawa
Shimenawa là một sợi dây làm bằng rơm được treo trên cổng các khu vực linh thiêng và bảo vệ chúng khỏi những dơ bẩn xấu xa.
Ema
Ema theo tiếng Nhật có nghĩa là bức tranh vẽ hình con ngựa. Vào thời xa xưa, người Nhật thường có thói quen dâng cúng lên đền thờ những con ngựa để thỉnh cầu 1 điều ước gì đó. Tuy nhiên, do mua 1 con ngựa để dân cúng sẽ vượt quá khả năng của những người bình dân nên Họ đã thay thế những con ngựa thật bằng con ngựa vẽ lên trên những miếng gỗ để dâng cúng. Ngày nay, người đến viếng đền chùa sẽ viết những lời cầu nguyện lên mặt sau của miếng gỗ in hình ngựa và treo nó ở trong đền thờ và các đền thờ sẽ treo nó ở đó cho đến cuối năm. Hiện tại, các miếng gỗ này đã không nhất thiết phải là hình ảnh con ngựa, mà người ta thay thế bằng hình ảnh của 12 con giáp hoặc các hoa văn biểu tượng của chính ngôi đền đó.
Lá xăm Omikuji
Lá xăm Omikuji có thể xin được ở hầu hết các Đền và Chùa ở Nhật bản. Omikuji sẽ ghi lại các lời bói cho người xin xâm theo thứ tự từ tốt (daikichi) cho đến xấu (daikyo) về vận thế, hôn nhân, du lịch, công việc và học hành. Thường thì những lá xăm tốt sẽ được người ta mang về và những lá xăm xấu sẽ được buộc lại vào các nhánh cây trong đền hoặc chùa. Nhưng có nhiều người sẽ buộc lá xăm lại trong chùa hoặc đền bất kể nó là xăm tốt hay xấu.
Lá bùa Omamori
Ở Nhật, việc đi xin bùa rất phổ biến và nhiều người đi xin bùa khi đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Những lá bùa có ý nghĩa mang lại may mắn và xua tan tà ác cho những người có chúng. Có nhiều loại bùa với nhiều mục đích khác nhau như cầu nguyện cho sức khỏe, hôn nhân, an toàn giao thông nhưng loại được yêu thích nhất vẫn là loại cầu mong thuận lợi trên con đường học vấn. Tùy theo loại bùa mà có thêt đặt nó trong ví hoặc treo trong nhà trong xe hơi.
Thiền
Thiền là một trong nhiều tông phái của Phật giáo, được khởi xướng bởi 1 nhà sư Ấn Độ với tên gọi là Daruma (Đạt Ma), và được giới thiệu đến Nhật Bản vào thời Kamakura (1185-1333). Thiền tông dạy rằng sự giác ngộ có thể đạt được thông qua việc rèn luyện tinh thần và thể chất nghiêm ngặt như tọa thiền (ngồi minh tưởng trong thinh lặng). Thiền được lan truyền rộng rãi giữa các võ sỹ samurai, những người coi trọng sự kỷ luật và tự giác, và nó cũng có ảnh hưởng rất lớn trong nghệ thuật trà đạo và tranh thủy mặc (Sumi-e) của Nhật Bản.
Kito giáo
Theo lịch sử, Kito giáo lần đầu tiên được truyền bá tới Nhật Bản là tại tỉnh Kagoshima phía nam Nhật bản vào năm 1549 bởi nhà truyền giáo công giáo Francisco Xavier thuộc Dòng Tên (Có nhiều giả thuyết khác nhau về việc truyền Kito giáo vào Nhật Bản, trước khi Xavier đến Nhật Bản, người ta cũng nói rằng đã có nhiều người cảnh giáo, hay còn gọi là giáo hữu Nestorian, đã đến Nhật Bản khoảng 1.000 năm trước Xavier). nhưng trước đó 7 năm, một trận một người Bồ Đào Nha khác đã mang súng hỏa dược đến Nhật, những người lãnh đạo địa phương đương thời muốn tìm hiểu thêm về những kiến thức mới và hữu ích nên đã rất chào đón Xavier. Vào thời kỳ đỉnh cao của Kitô giáo tại đầu thế kỷ 17, số tín đồ lên tới 750.000. Tuy nhiên, sau đó vào năm 1612, Mạc phủ Tokugawa đã nghi ngờ rằng Dòng Tên có tham vọng đối với lãnh thổ Nhật Bản, đồng thời nghĩ rằng học thuyết của Kitô giáo sẽ nằm ngoài việc thiết lập chế độ phong kiến nên đã nghiêm cấm truyền giáo. Rất nhiều Kitô hữu bị đàn áp nghiêm trọng trong thời gian này, các nhà truyền giáo nước ngoài bị trục xuất và tình trạng này tiếp diễn cho đến khi Nhật Bản nối lại quan hệ ngoại giao với châu Âu và Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19. Thêm vào đó, trong Thế chiến II, Kitô giáo cũng đã bị loại bỏ vì cho là tôn giáo của kẻ thù. Hiện tại, có khoảng 2,6 triệu Kitô hữu ở Nhật Bản, với khoảng 650.000 người Tin lành, 450.000 người Công giáo và 1,5 triệu người của những trường phái khác.